Hiện nay việc nhu cầu sử dụng các thiết bị, ứng dụng vào đời sống càng cao kéo theo việc sử dụng nguồn năng lượng điện rất nhiều của hộ gia đình cũng như doanh nghiệp.
KNT Solar chúng tôi đưa ra các giải pháp giúp các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp tận dụng mái nhà của mình, nơi thông thoáng không bị che khuất để sản sinh ra nguồn năng lượng sạch, an toàn cho sức khỏe, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cũng như nguồn năng lượng dồi dào cho đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp anh chị vui lòng liên hệ :
Hotline : 0906 490 777 Mr Thảo
Tư vấn giải pháp hoàn toàn miễn phí tại nhà
1. Cách dự toán chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình
Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.
Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.
Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.
Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.
Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.
Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.
Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 13 – 15 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 39 triệu – 45 triệu (3×13 triệu và 3×15 triệu).
Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.
2. Bảng giá điện mặt trời cho hộ gia đình
Công suất | Số tấm pin | Điện tạo ra | Mức giá tham khảo |
3 kWp | 7 | 3115 kWh | Khoảng 39 – 45 triệu đồng |
5 kWp | 12 | 534 kWh | Khoảng 65 – 75 triệu đồng |
10 kWp | 24 | 10.68 kWh | Khoảng 130 – 150 triệu đồng |
3. Bảng giá điện mặt trời cho doanh nghiệp
Công suất | Mức giá tham khảo |
Với hệ thống > 10kWp | Khoảng 13 – 15 triệu VNĐ/1kWp |
Với hệ thống > 100 kWp | Khoảng 13 – 14.5 triệu VNĐ/1kWp |
Với hệ thống > 300 kWp | Khoảng 13 – 14 triệu VNĐ/1kWp |
Với hệ thống > 1 MWp | Khoảng 12 – 13 triệu VNĐ/1kWp |
*Lưu ý, sự khác nhau về giá sẽ phụ thuộc vào thương hiệu sản phẩm được sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Lắp điện mặt trời không cần bỏ vốn (chỉ dành cho Doanh nghiệp)
4. Các thành phần cấu thành hệ thống giá của một hệ thống điện năng lượng mặt trời
Thành phần | Thương hiệu | Chi phí |
Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel) | Trina Solar | Chiếm khoảng 60% tổng chi phí |
Bộ hòa lưới (Inverter) | INVT, Sungrow, SMA, Dye | Chiếm khoảng 20% tổng chi phí |
Junction box, tủ điện DC, AC và phụ kiện khác | KNT | Chiếm khoảng 5% tổng chi phí |
Thi công, lắp đặt | KNT | Chiếm khoảng 5% tổng chi phí |
Khảo sát, thiết kế | KNT | Miễn phí |
Dịch vụ bảo hành, hậu mãi | KNT | Miễn phí |
Khung giàn giá đỡ | KNT | Chiếm khoảng 10% tổng chi phí. Mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái bằng, mái ngói. |
☎ Hotline Tư vấn: 0906 490 777
CTY CỔ PHẦN KHÁNH NGUYÊN TRUNG
Địa Chỉ : 57 Mạc Đăng Doanh Hòa Xuân Cẩm Lệ Đà Nẵng
☎Tel:0906 490 777 Mr Thảo
Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng
Cách tính số điện tiêu thụ của một thiết bị
Cách tính số điện tiêu thụ của một thiết bị vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn cần xác định công suất hoạt động của thiết bị, thời gian mà bạn sử dụng thiết bị đó rồi thực hiện phép tính theo công thức sau đây:
Lượng điện tiêu thụ của thiết bị = Công suất x Thời gian sử dụng
Số điện tiêu thụ của thiết bị chính là lượng điện tiêu thụ của thiết bị đó tính theo đơn vị kWh. Ví dụ, một chiếc quạt cây có công suất hoạt động là 65W, mỗi ngày bạn bật nó khoảng 5 giờ thì lượng điện mà nó tiêu thụ mỗi ngày sẽ là: 65 x 5 = 325Wh = 0,325kWh = 0,325 số điện. Sau khi đã xác định được lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị dùng điện trong nhà, bạn hoàn toàn có thể ước tính được tổng số điện mà gia đình mình đã sử dụng.

Trên thực tế, mỗi gia đình đều có công tơ đo lượng điện năng tiêu thụ riêng. Bạn có thể xem công tơ để biết chính xác số điện mà gia đình mình đã sử dụng trong một tháng là bao nhiêu bằng cách lấy (số đo cuối kỳ) – (số đo đầu kỳ). Trong trường hợp không xem được công tơ, bạn có thể tra cứu số điện tiêu thụ hàng tháng trên website của công ty điện lực.
Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng 2022 chuẩn nhất
Quy định mới về cách tính tiền điện
Theo khoản 4.1 phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 648/QĐ_BCT ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được tính theo 6 bậc có mức giá khác nhau như hình dưới đây:
Với cách tính tiền điện bậc thang này, chúng ta có thể thấy rằng, số điện tiêu thụ càng cao thì phải chịu mức giá càng cao. Ví dụ, tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện thì 50 số điện đầu tiên sẽ được tính với mức giá là 1678 đồng/số, 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá 1734 đồng/số và 100 số điện cuối cùng sẽ được tính với mức giá 2014 đồng/số.
Công thức tính tiền điện
Sau khi đã tính được tổng số điện tiêu thụ và các bậc giá điện, bạn chỉ việc áp dụng công thức tính tiền điện dưới đây để xác định số tiền điện phải đóng của mỗi bậc:
Tiền điện bậc Y = Giá điện bán lẻ bậc Y x Số số điện áp dụng giá điện bậc Y
Số tiền điện mà gia đình bạn phải nộp sẽ bằng tổng số tiền điện ở các bậc này. Hãy xem ví dụ dưới đây để dễ hình dung hơn nhé:
Tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện, trong đó 50 số điện đầu tiên sẽ được tính với mức giá bậc 1 là 1678 đồng/số, 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá bậc 2 là 1734 đồng/số và 100 số điện cuối cùng sẽ được tính với mức giá bậc 3 là 2014 đồng/số. Tiền điện thuộc mỗi bậc sẽ như sau:
- Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1678 = 83900 đồng
- Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1734 = 86700 đồng
- Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2014 = 201400 đồng
Tổng số tiền điện mà bạn phải đóng là = Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3 = 83900 + 86700 + 201400 = 372000 đồng.
Lưu ý: Trên đây chỉ là số tiền mà bạn phải đóng cho lượng điện đã tiêu thụ trong tháng. Trên thực tế, ngoài tiền điện, bạn còn phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng VAT tính trên tổng số tiền điện. Như vậy, với ví dụ trên, số tiền thực tế bạn phải thanh toán sẽ là: 372000 + 372000 x 10% = 409200 đồng.
nguồn : https://meta.vn/hotro/cach-tinh-tien-dien-sinh-hoat-hang-thang-8701